Hiến pháp, Pháp luật - Vài hiểu biết "nhỏ nhỏ" cho những vấn đề "to to"
- Giang Giãy Giụa
- 8 thg 12, 2019
- 4 phút đọc
Trong tháng 12/2019, ở IPL (học bổng lãnh đạo khai phóng), tụi mình được tập trung học về Hiến pháp, Pháp luật, bộ máy nhà nước, v.v... Trong lúc tìm hiểu và làm các bài tập Pre-work, mình mở mang được một ít tri thức về những vấn đề vốn trước nay mình ít quan tâm này.
1. Về Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 và Hiến pháp Hoa kỳ.
1.1. Hiến pháp Việt Nam: là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật.
a. Hiến pháp 1946 (7 chương, 70 điều) là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được soạn thảo theo tinh thần phân chia quyền lực (tam quyền phân lập): lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ) và tư pháp (Tòa án) giống như Hiến pháp Hoa Kỳ và Hiến pháp của các nước cộng hòa khác. Điều 10 quy định các quyền sức tiến bộ: "tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài".
b. Hiến pháp 1959 (10 chương, 112 điều): phục vụ cho giai đoạn cách mạng mới (kháng Mỹ) và phục hồi kinh tế miền Bắc.
c. Hiến pháp 1980: ra đời trong thời kỳ nước ta quá độ lên CNXH, dựa trên Hiến pháp Liên Xô 1977.
d. Hiến pháp 1992 (12 chương, 147 điều): đáp ứng tình hình và nhiệm vụ mới sau cuộc Đổi mới (1986), xóa bỏ Hội đồng Nhà nước, quy chức vị vào Chủ tịch nước.
e. Hiến pháp 2013 (11 chương, 120 điều): Nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
1.2. Đối chiếu:

2. Về việc Hà Nội được tiếp tục thí điểm bỏ Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) cấp phường
Trước hết, cần điểm lại một số khái niệm:
a. Theo Phân cấp hành chính Việt Nam (điều 110 Hiến pháp 2013) thì “Phường” thuộc Cấp xã – cấp thấp nhất, sát với dân nhất (sau Cấp tỉnh và Cấp huyện).

b. Chính quyền địa phương ở Việt Nam bao gồm UBND (hành pháp), HĐND (lập pháp) ở ba cấp xã, huyện, và tỉnh; và Tòa án Nhân dân (tư pháp) ở hai cấp huyện và tỉnh.
c. Hiến pháp năm 2013 điều 113 có nêu:
HĐND (lập pháp) là cơ quan quyền lực ở địa phương, do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra nhằm khẳng định và bảo đảm quyền làm chủ của người dân trong việc có cơ quan đại diện và giám sát cơ quan hành chính nhà nước.
UBND (hành pháp) là cơ quan hành chính ở địa phương, do HĐND bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín, thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Như vậy, việc TP Hà Nội tổ chức lại mô hình chính quyền đô thị theo hướng mới theo tôi có những ưu – khuyết như sau:

3. Về một chính quyền thành phố tại Hoa Kỳ nộp đơn xin phá sản
Ngày 18/7/2013, thành phố (TP) Detroit bang Michigan, từng là biểu tượng cho sức mạnh của ngành công nghiệp xe hơi Mỹ, đã đệ đơn tuyên bố phá sản với khoản nợ 18,5 tỷ USD, vì:
Sự suy sụp của ngành công nghiệp ô tô do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh, mở rộng của các hãng xe hơi khác (General Motors, Ford và Chrysler).
Sụt giảm dân số từ 1,8 triệu dân năm 1950 còn 685 ngàn dân năm 2013. Người dân “tháo chạy” vì kinh tế ì ạch, tỉ lệ thất nghiệp cao, thiếu thốn dịch vụ công, tội phạm hoành hành.
Một vài suy nghĩ thêm của mình cho sự kiện này:
“Phá sản” vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của chính quyền khi có khủng hoảng. Phá sản không có nghĩa là hết trách nhiệm, nó chỉ có nghĩa là TP có thêm thời gian tái thiết cơ cấu, tìm cách thoát khỏi lỗ hỏng tài chính. Nghĩa vụ phải kết thúc đúng lúc, hợp lý cho phép một sự khởi đầu mới kịp thời.
Mỹ là một quốc gia tự do, công bằng. Tự do ở việc từng chính quyền tự chủ trong việc vận hành nền kinh tế riêng, dưới sự ủng hộ và giúp đỡ của chính phủ. Công bằng ở chỗ: sự tham lam, ham muốn quyền lực chính trị, công tác lập kế hoạch yếu kém của những người điều hành dẫn tới việc suy sụp của chính quyền, thì việc tuyên bố phá sản trở nên tất yếu, không hề có sự dung túng. Và những người phù hợp, có năng lực hơn sẽ lên nắm quyền cải tổ.
Thiết nghĩ, nếu Việt Nam cũng áp dụng chính sách này thì nền kinh tế ắt hẳn sẽ phát triển hơn do luôn có sự canh tranh tự do, lành mạnh, công bằng; việc điều hành và quản lý đất nước sẽ minh bạch, thu hút và giữ chân nhiều nhân tài hơn.
Trích từ bài tập Prework môn Bàn về Hiến pháp & Pháp luật, làm ngày 7/12/2019, giới hạn dưới 1200 từ.
Comments